8A4 Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Học tiếng Nhật - Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyMon Sep 26, 2011 2:09 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyMon Aug 22, 2011 8:55 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyTue Jul 05, 2011 10:16 am by tuquynh

» Khai giảng lớp đàm thoại sơ trung cấp tại Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyTue Jul 05, 2011 10:16 am by tuquynh

» Khóa đàm thoại tiếng nhật mới tại Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyFri Sep 10, 2010 11:23 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của Top Globis
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyFri Sep 10, 2010 11:15 am by tuquynh

» Tickerbar, một cách dễ dàng để có thêm thu nhập
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyTue May 18, 2010 9:43 am by bou123

» Phần mềm học nghe tiếng Anh cực nhiều luôn
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyTue May 18, 2010 9:42 am by bou123

» V-Reserve, Hotels, Booking online
Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản EmptyThu May 06, 2010 10:16 am by tuquynh

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản

Go down

Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản Empty Đặt biệt cuối năm:Phong tục đón Tết ở Nhật Bản

Bài gửi by ilu_linh Sun Feb 15, 2009 12:50 pm

 
Có thể là post sai chỗ nhưng tớ thấy otaku mà không biết thì hơi uổng^^
1/ Kỳ nghỉ cuối năm và buổi tiệc tất niên

Ở Nhật, sao khi kết thúc thi học kỳ 2 (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng12), học sinh sẽ được nghỉ đông trong vòng 2 tuần (có thể lâu hơn nếu bạn ở xứ lạnh). Mặc dù không dài bằng kỳ nghỉ hè nhưng kỳ nghỉ đông lại trùng vào những dịp lễ đặc biệt và đầy ý nghĩa của người Nhật. Đầu tiên là lễ Giáng Sinh, sau đó là đến Năm mới. Trong anime và manga có thể thấy học sinh ai cũng mong tới tháng 12 là vậy(không có bài tập về nhà, sướng muốn chết)

Nhật Bản đón Năm Mới theo công lịch như ở các nước Âu châu và Mỹ, thông thường người Nhật làm việc đến ngày 28 tháng 12, và ngày hôm đó sẽ rất bận rộn, bận rộn là để chuẩn bị cho một bau74 tiệc chia tay năm cũ được gọi là bonenkai
Bonenkai (忘年会, dịch ngữ nghĩa ra là “tiệc họp mặt quên đi năm cũ”) là một bữa tiệc nhậu được tổ chức vào cuối năm, thông thường chúng được diễn ra giữa các nhóm đồng nghiệp và bạn bè. Mục đích của bữa tiệc, đúng như tên gọi của nó, là để quên đi những điều buồn phiền và lo lắng của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với tâm hồn tươi sáng. Đây cũng là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm (bằng 5 – 6 tháng lương) vì thế họ có tiền ăn chơi xả láng.
Trong Bonenkai, các thủ trưởng thường bảo nhân viên viên của mình bỏ qua phép tắc thường ngày giữa cấp trên và cấp dưới để có thể nói chuyện thoải mái hơn, người ta sẽ không phải dùng quá nhiều kính ngữ, cũng không cần e dè, thận trọng như khi làm việc, điều này tạo nên không khí thoải mái giữa các đồng nghiệp và giúp họ hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ là bỏ qua phép tắc không có nghĩa là vô lễ đâu nhé, thủ trưởng thì vẫn là cấp trên của bạn, chỉ là bạn được phép thả lỏng hơn một chút thôi.
Vì không có ảnh nên các bạn tự tưởng tượng nhé, trong Asari-chan có chuyện về ngày này, gọi đơn giản là tiệc tất niên, mấy má con xúm lại tự khui chuyện mình có lỗi trong cả năm ra để đón năm mới^^


ấm áp ghê nhỉ
Những thứ không thể thiếu trong Bonenkai là BIA, LẨU và... KARAOKE~~~~(quậy xả láng mà^^)

2/ Trang trí nhà đón năm mới

Năm mới sắp đến rồi! Người Nhật Bản cũng giống người Việt Nam chúng ta, khi năm cũ sắp qua đi, họ cũng có phong tục dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa. Đón Năm Mới, người Nhật thường có tục lệ gọi là Susuharai - lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ đi, làm nhà cửa sạch sẽ mới mẻ đón năm mới. Vào những ngày này, tất cả mọi người trong nhà đều tập trung lại, cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, lau chùi từng mét vuông đất, thậm chí len cả vào những xó xỉnh, ngóc ngách mà bình thường chẳng mấy ai để tâm đến. Phong tục này được coi như một cách để quét sạch mọi điều không tốt, không vui của năm cũ, chuẩn bị chào đón một năm mới tốt lành. 

Dọn dẹp xong rồi, kế tiếp là trang trí!
Đầu tiên là kadomatsu, được làm chủ yếu từ thông và tre. Kadomatsu được coi là có thể mời gọi thần linh đến trú ngụ trong đó và bảo vệ cho gia đình. Chúng được đặt trước cổng từ sau lễ Giáng Sinh đến ngày 7/1.

Kadomatsu luôn được đặt theo đôi, tượng trưng cho nam và nữ

Đi sâu vào trong một chút, đến cửa nhà, bạn sẽ bắt gặp một vật được bện bằng rơm, với hai sợi dây trắng thả xuống gọi là shide. Vật này có tên gọi Shimekazari.

truyền thống...

...đến hiện đại, hoành tráng quá!
Shimekazari treo trước cửa để mời gọi và đánh dấu lãnh thổ cho toshigami, vị thần của Năm Mới. Nó còn được cho là sẽ xua đuổi ma quỷ, ngăn không cho chúng xâm nhập vào nhà.
Trên bàn thờ của gia đình, được gọi là Kamidana, người ta trang trí thêm sợi dây linh thiêng Shimenawa, đây là một vật đặc trưng của Thần đạo Shinto, tượng trưng cho sự thanh khiết.


Ngoài ra, trong nhà còn có thể được đặt thêm những vật may mắn khác như cào tre Kumade,biểu hiện cho sự may mắn và thịnh vượng.


Đêm giao thừa

Vào dịp Năm Mới các kênh TV của Nhật có nhiều chương trình ca nhạc, hài, v.v. Đêm 31 tháng 12 rất nhiều người Nhật ngồi trước TV xem chương trình “Đỏ - Trắng”. Chương trình này mời các ca sỹ nổi tiếng trong năm như BoA, Hamazaki Ayumi, Mikawa Ken-ichi, nhóm Morning Musume, nhóm Kinki Kids, nghệ sỹ dân ca, v.v. tham gia. Các nghệ sỹ được chia làm hai phe đỏ và trắng để khán giả cho điểm. Chương trình kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ 7 giờ tối đến giao thừa(chẳng biết có hay hay hok mà đọc mấy bộ của adachi-sensei thấy ngố quá chờy). Đầu Năm Mới TV thường chơi giao hưởng số 9 - Ode to Joy của Beethoven và phát trước trình hoà nhạc Năm mới của Nhà hát Wienna. Giao hưởng số 9 của Beethoven được người Nhật rất ưa thích vì nó kết nối nước Nhật với châu Âu theo một cách rất đặc biệt. Trong Đại chiến thế giới I các tù binh người Đức bị giam ở nhà tù tỉnh Tokushima đã lập một giàn nhạc nghiệp dư của những người tù. Mùa xuân năm 1918 dàn nhạc của tù binh Đức này đã cùng với các quản giáo người Nhật trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật.
Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh nghe như tiếng cồng. Chùa Chion-in ở Kyoto có một cái chuông như vậy nặng tới 74 tấn. Tiếng chuông vang lên 108 lần để rửa sạch 108 tội lỗi của con người, theo như đạo Phật dạy. Lúc này nhiều gia đình kéo nhau ra chùa để lễ, đốt bùa cầu may v.v. Chùa lớn nhất Tokyo là Meiji đêm 31 tháng 12 thường đông nghẹt tới cả triệu người.
(chuyện này quá quen thuộc luôn rồi! Nếu ko nhớ thì lật bộ Ranma1/2 ra coi, lúc shapoo hóa mèo áh^^)

chuông ngân
108 tội lỗi
theo gió bay đi
...

4/Nengajo-Thiệp mừng năm mới!


Một trong những việc đầu tiên người Nhật phải làm là viết Nengajo (thiệp Năm Mới) và cho chúng vào thùng thư. Những tấm thiệp này cần phải được gửi đi sớm để đảm bảo chúng sẽ đến đúng địa điểm vào ngày đầu năm mới. Vẫn còn một số người tự thiết kế Nengajo của mình theo cách thủ công hoặc sử dụng những bản in khắc gỗ được biết dưới cái tên Hanga.

đẹp quá, hix
Người ta nói rằng, nếu bạn không kịp viết thiệp để gửi cho mọi người vào ngày 1/1 đầu năm, bạn sẽ bị bỏ lại ở năm cũ, không được đi cùng mọi người đến năm mới. Cho nên ngay ngày hôm nay, hãy bắt đầu viết thiệp đi nhé! Ngoài những câu đặc trưng như “Chúc mừng Năm Mới”, “Năm Mới hạnh phúc”… các bạn có thể viết thêm những câu thể hiện mối quan hệ của mình với người nhận thiệp như “Cám ơn đã giúp đỡ tôi trong năm qua”, “Năm nay hi vọng lại được sự cộng tác của ngài”…



đây là thiệp in sẵn 2009, kawaii~~
Năm 1949, người ta bắt đầu bán những loại thiệp Năm Mới có in trên đó xổ số, và ngay lập tức, lượng tiêu thụ Nengajo đã tăng đột biến. Ngày nay, bạn có thể thấy Nengajo nào cũng có in xổ số trên mặt.

phía dưới mấy tấm thiệp là xổ số đấy ạ!
Giả sử ngay đầu năm, những tấm thiệp bạn nhận được đem lại cho bạn một giải thưởng xổ số nào đó thì hẳn năm đó sẽ là một năm cực kỳ may mắn của bạn. Nhưng điều tuyệt vời nhất của năm mới vẫn là khi bạn nhận được thật nhiều thiệp từ những người bạn, những người đồng nghiệp, những người bạn yêu mến. Và để có được điều đó, đừng quên gửi thiệp đến tất cả những ai bạn quan tâm nhé!
ilu_linh
ilu_linh
Thành viên VIP
Thành viên VIP

Nam Tổng số bài gửi : 522
Age : 29
Đến từ : nha linh
Job/hobbies : rapper
Humor : rapper
Registration date : 08/02/2009

http://truongton.net/forum/forumdisplay.php?f=212

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết